Bệnh Hen Suyễn: Triệu Chứng, Phân Loại & Điều Trị

Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh Hen suyễn là một dạng triệu chứng của bệnh viêm phổi. Nó khiến người bệnh cảm thấy khó thở và gây ra các vấn đề đặc trưng trên đường hô hấp bao gồm:

  • Ho
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Khó thở

Hen suyễn là bệnh lý cực kỳ phổ biến đặc biệt ở trẻ em, khoảng 10% số trẻ em ít nhất một lần bị hen suyễn trong suốt thời thơ ấu.

Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là gì?

Để hiểu rõ hơn về hen suyễn, bạn cần hiểu rõ hơn về cơ chế hít thở. Thông thường, với mỗi hơi thở của bạn, không khí chứa oxy đi từ bên ngoài qua mũi miệng rồi xuống cổ họng, qua phế quản rồi tới phổi.

Tại đây, oxy được lấy ra và cung cấp cho máu rồi lưu chuyển đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng của hen suyễn xảy ra khi lớp lót của các ống thông không khí bị viêm và sưng lên khiến ống thông bị thu hẹp, chất nhầy do viêm sinh ra sẽ làm đầy các ống thông và ngăn cản không khí lưu thông từ trong ra ngoài và ngược lại.

Những điều kiện này gây ra phản xạ cho cơ thể để cố gắng hít vào nhiều oxy hơn, người bệnh sẽ bị ho, cảm giác tức ngực và khó thở.

Phân loại bệnh hen suyễn

Bệnh suyễn đôi khi được gọi là bệnh hen phế quản vì nó ảnh hưởng đến phế quản của người bệnh. Bệnh hen suyễn ở trẻ em và bệnh suyễn ở người trưởng thành là khác nhau. Trong bệnh hen suyễn ở người lớn, các triệu chứng thường khởi phát sau năm 20 tuổi. Ngoài ra, các loại hen suyễn khác sẽ bao gồm:

Hen suyễn do dị ứng

Các chất gây dị ứng sẽ kích thích tình trạng hen suyễn, thường là:

  • Vật nuôi trong nhà đặc biệt là vật nuôi có lông
  • Các món ăn hoặc thực phẩm
  • Các loại nấm mốc trong môi trường sống
  • Các loại phấn hoa
  • Khói và bụi bẩn
  • Hen suyễn dị ứng thường có xu hướng xẩy ra vào những thời điểm nhất định trong năm đi kèm với dị ứng theo mùa.

Hen suyễn không do dị ứng (hen suyễn nội tại cơ thể)

Các chất kích ứng trong không khí có liên quan đến kích thích khởi phát loại hen suyễn này, thường bao gồm:

  • Khói từ củi hoặc thuốc lá
  • Không khí lạnh
  • Không khí ô nhiễm
  • Các loại virus
  • Không khí được làm mát bằng các loại máy như điều hòa
  • Các sản phẩm vệ sinh trong gia đình như chất tẩy rửa
  • Nước hoa và các loại xịt thơm phòng

Hen phế quản dạng ho

Dạng này không có các triệu chứng hen suyễn phổ thông như thở khò khè hay thở dốc. Bệnh đặc trưng bởi ho khan, ho dai dẳng kéo dài. Bệnh có nguy cơ gây hen suyễn toàn diện bao gồm nhiều triệu chứng phổ biến khác của hen suyễn.

Hen suyễn do tập thể dục thể chất

Thường ảnh hưởng đến người thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục thể chất, các triệu chứng khởi phát sau khoảng từ 10 đến 15 phút tính từ thời điểm người bệnh thực hiện xong các bài tập.

Hen suyễn do tập thể dục thể chất
Hen suyễn do tập thể dục thể chất

Những người bị hen suyễn nói chung thường kèm theo dạng này nhưng những người bị hen suyễn dạng này không có nghĩa sẽ phát triển các dạng hen suyễn loại khác.

Hen suyễn về đêm

Trong dạng này, triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm. Các tác nhân kích hoạt thường bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Vật nuôi trong nhà
  • Bụi trong không khí
  • Chu kỳ của giấc ngủ ở từng cá nhân

Bệnh hen suyễn do lao động

Nguyên nhân là do môi trường làm việc của người bệnh gây nên, các tác nhân kích hoạt hen suyễn thường là:

  • Bụi bặm
  • Thuốc nhuộm
  • Khí độc
  • Các loại khói
  • Hóa chất công nghiệp độc hại
  • Protein từ động vật
  • Mủ cao su

Những kích thích dạng này tồn tại trong một loại các ngành công nghiệp bao gồm:

  • Nông nghiệp
  • Dệt may
  • Chế biến gỗ
  • Chế tạo cơ khí

Điều trị và phục hồi

Hiện KHÔNG có cách chữa được bệnh hen suyễn nói chung. Các phương pháp điều trị được áp dụng chỉ nhằm mục đích làm giảm mức độ của các triệu chứng.

Điều trị và phục hồi
Điều trị và phục hồi bệnh hen suyễn

Thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể cải thiện đáng kể chất lượng của cuộc sống của người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh phải có khái niệm về bệnh của mình từ đó luôn có lối sống sinh hoạt thích hợp.

Nên nói chuyện với các bác sĩ về các vấn đề sau:

  • Loại hen suyễn của bạn
  • Những gì khiến kích hoạt triệu chứng của hen suyễn
  • Bạn nên làm gì hoặc uống thuốc gì hàng ngày
  • Kế hoạch điều trị lâu dài trong tương lai

Qua những dòng chia sẻ trên, Làm Đẹp Và Sức Khỏe đã  giúp cho bạn hiểu thế nào là bệnh hen suyễn và các điều trị bệnh. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn có thể giúp bạn cải thiện được phần nào về bệnh lý.

Related Posts